GIỚI THIỆU VỀ AEC HOTEL BANME

Khách sạn AEC Banme được xây dựng và và đưa vào hoạt động năm 2017 có vị trí thuận tiện giao thông, nằm ngay cửa ngõ trung tâm TP.Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk. Cách sân bay Buôn Ma Thuột 7km, gần chợ Tân An, siêu thị Coop Mark, trung tâm mua sắm Nguyễn Kim...
Khách sạn với quy mô 50 phòng, trang thiết bị hiện đại, thiết kế theo phong cách sang trọng và đầy đủ tiện nghi với chất liệu gỗ tự nhiên là chủ đạo. Đặc biệt với đội ngũ Cán bộ Quản lý cùng toàn thể nhân viên của khách sạn rất thân thiện và chuyên nghiệp luôn luôn cầu thị sẵn sàng phục vụ theo yêu cầu của quý khách.

ĐẶT PHÒNG TẠI AEC HOTEL BANME

    TIN TỨC - SỰ KIỆN

    NHÀ HÀNG AEC BANME

    TIN TỨC DU LỊCH, KHÁCH SẠN

    Du khách đổ về Đắk Lắk: Xếp hàng dài mua vé, điểm du lịch ‘nới’ thời gian hoạt động

    Từng dòng người kiên nhẫn xếp hàng từ sớm để mua vé hay hình ảnh những chiếc ô tô từ địa phương khác cũng xuất hiện, kéo theo du khách ở khắp nơi đổ dồn về các địa điểm tham quan ở thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

    Tại nhiều nơi cảnh đông đúc, náo nhiệt trở nên quen thuộc suốt dịp Tết Nguyên đán 2023.

    Các du khách từ các địa phương khác đổ về Đắk Lắk du lịch rất nhiều trong dịp Tết. Ảnh: Sầm Ánh

    Vượt gần 500 km từ thành phố Vĩnh Long để đến với Đắk Lắk ngay từ mùng 2 tết, anh Nguyễn Hiệp Minh cho biết năm nay đã chuyển hướng không chọn các địa điểm du lịch quen thuộc như Đà Lạt mà tìm đến khám phá thủ phủ cà phê Buôn Ma Thuột.
    Thác nước Dray Nur thu hút nhiều du khách check-in. Ảnh: Sầm Ánh


    Tại điểm tham quan thác nước Dray Nur ở huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk, cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 24 km, đón khoảng 5.000 đến 7.000 lượt khách mỗi ngày, cao hơn nhiều lần so với các thời điểm khác trong năm.

    Tại thác nước Dray Nur, hàng ngàn lượt khách ghé đến mỗi ngày. Ảnh: Sầm Ánh

    Không khí nhộn nhịp, đông đúc bao trùm cả thác nước Dray Nur. Ảnh: Sầm Ánh


    Nhiều góc chụp hình chật kín du khách. Ảnh: Sầm Ánh

    Còn tại Bảo tàng Thế giới cà phê nằm trên đường Nguyễn Đình Chiểu ở phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột - một điểm du lịch nổi tiếng cũng thu hút rất đông khách đến tham quan.

    Nhiều người phải đứng chờ xếp hàng ở phía ngoài cổng từ sớm để mua vé.
    Nhiều người đã phải xếp hàng từ sớm để mua vé vào cổng tại các địa điểm du lịch ở Đắk Lắk. Ảnh: Sầm Ánh




    AEC HOTEL BANME
    Địa chỉ: 162 Nguyễn Văn Cừ, Phường Tân Lập, TP. Buôn Ma Thuột, ĐắkLắk
    Email: info.banme@aechotels.com
    Điện thoại: 0262 390 2222 - 390 3333
    Hotline: 093 532 9679 Website: www.aechotels.com

    Share:

    Độc đáo Lễ cúng ché của người Êđê

    Theo quan niệm của người Êđê, trong mỗi chiếc ché đều có một linh hồn. Ché không đơn thuần chỉ là hiện vật mà còn mang tính linh thiêng. Đây còn là vật dụng thể hiện sức mạnh của dòng tộc, tham gia vào dịp lễ giúp gắn kết cộng đồng, dòng họ. Do đó, người Êđê luôn làm lễ cúng báo với thần linh mỗi khi mua ché về hoặc khi có sự thay đổi liên quan đến ché.

    Bộ sưu tập ché trong đời sống người Êđê tại Bảo tàng tỉnh
    Bộ sưu tập ché trong đời sống người Êđê tại Bảo tàng tỉnh

    Quan niệm của người Êđê, sau khi mua ché về hoặc trước khi bán ché đi đều làm lễ cúng. Khi đưa một chiếc ché quý về nhà, họ phải tổ chức cúng nhập gia cho ché.

    Lễ cúng mang ý nghĩa gia chủ muốn thông báo cho họ hàng, bà con trong buôn làng được biết và đến chia vui cùng gia đình đã mua được một chiếc ché quý, với mong muốn nhập gia cho ché, để từ đây ché chính thức được coi như một thành viên, được quan tâm, đối xử như con người và chung sống lâu dài, mạnh khỏe, vui vẻ, đầm ấm, hòa thuận với gia đình.

    Cũng như vậy, khi không còn sử dụng mà bán hay cho ché đi, họ làm lễ cúng chia tay, tiễn biệt, khi không may làm bể ché thì phải cúng tạ lỗi với thần linh và chủ ché.

    Ché là hiện vật mang tính linh thiêng trong đời sống tâm linh của người Êđê
    Ché là hiện vật mang tính linh thiêng trong đời sống tâm linh của người Êđê

    Lễ vật để cúng ché của người ÊĐê bao gồm 1 con heo thiến, 3 ché rượu lớn, 6 vòng đồng, 3 chuỗi hạt, 3 chén đồng, 3 tô đồng, 1 mâm đồng… Nhất định phải có cây xoan, vì đây được xem là vật kết nối giữa con người là thần linh. Trong nhà dài, cây cột rượu được dựng lên và trang trí với đủ màu sắc, hoa văn sặc sỡ bên cạnh là 3 ché rượu cần lớn được buộc cố định vào 3 cây cột rượu bằng những sợi dây rừng. Đội chiêng của buôn sẽ tấu lên bài chiêng đón khách để mời bà con, anh em, họ hàng gần xa đến tham dự.


    Bộ sưu tập ché tại Bảo tàng thế giới cà phê
    Bộ sưu tập ché tại Bảo tàng thế giới cà phê

    Thầy cúng bắt đầu làm lễ khấn mời thần núi thần sông, tổ tiên, ông bà về chứng giám và cho phép gia đình được tổ chức lễ cúng; sau đó là nghi thức cúng cho ché với lời khấn: “Ơ dân làng buôn Tai, các Yang (thần linh) gần, Yang xa, Yang trên cao, Yang dưới thấp, các Yang đều đã đồng ý để gia đình tổ chức cúng cho ché.

    Gia đình dù có khó khăn, vất vả, cũng đã tiết kiệm, tích góp để mua được ché quý về ủ rượu cúng Yang. Ơ thần ché, gia chủ hôm nay tổ chức lễ đón ché Tang về nhà, xin được thông báo và mời thần ché cùng dự tiệc với gia chủ, từ nay về sau gia đình sẽ coi ché như con cái trong nhà, được đối xử tử tế… vì thế, mong ché hãy chung sống vui vẻ, lâu dài, hòa thuận, đầm ấm và giúp đỡ các thành viên trong gia đình”. Ché sẽ được thầy cúng đeo vòng đồng, chuỗi hạt vào cổ và tai với mục đích làm đẹp, được đối xử như con người.


    Gia chủ ngồi nghe thầy cúng (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng ché (ảnh:Mai Sao)
    Gia chủ ngồi nghe thầy cúng (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng ché (ảnh:Mai Sao)

    Cuối cùng chính là nghi thức cúng cho chủ ché, xin thần linh ban cho chủ nhà sức khỏe, may mắn, làm ăn thuận lợi, để có thể mua được nhiều ché tốt hơn nữa… Nghi thức kết thúc, đại diện gia đình cảm ơn họ hàng, bà con buôn xa, buôn gần đã tới tham dự và mời mọi người ở lại dùng cơm, uống rượu mừng cho gia chủ đã sắm được ché quý.

    Theo bà Hoàng Thị Nhật, Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk, trong quá trình thực hành các lễ nghi, một hiện vật không thể thiếu của người Ê Đê đó là những chiếc vò được làm bằng các loại gốm gọi là ché. Đặc biệt ché rượu cần tham gia quan trọng vào sự linh thiêng và trọng thể của các lễ cúng. Lễ cúng lớn đòi hỏi dùng ché quý và phải đủ bộ ché theo phong tục .


    Ché được đeo vòng, chuỗi với ý nghĩa ché đã được cúng nhập gia (ảnh: Mai Sao)
    Ché được đeo vòng, chuỗi với ý nghĩa ché đã được cúng nhập gia (ảnh: Mai Sao)

    Để góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa về ché, Bảo tàng đã sưu tầm và giới thiệu bộ sưu tập ché của người Êđê (diễn ra đến 20/2/2019), ngoài gần 60 chiếc ché được sắp đặt, bố trí theo không gian sinh hoạt truyền thống, còn có nhiều hình ảnh, tư liệu, bản trích thông tin và những câu chuyện đặc sắc liên quan đến ché được giới thiệu, thể hiện bằng các phương pháp đồ họa tinh tế, hiện đại giúp người xem cảm nhận hết tinh hoa văn hóa được người Êđê “mã hóa” vào trong vật dụng sinh hoạt vốn thân thiết và gần gũi này.

    Share:

    Đắk Lắk: Khám phá di tích hang đá Ba Tầng

    Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk vẫn còn nhiều điểm du lịch có tiềm năng, nhưng do địa hình giao thông chưa thuận lợi nên còn ít người biết đến như hang đá Ba Tầng.

    Một trong lối vào Hang Ba Tầng.
    Một trong lối vào Hang Ba Tầng.
    Nằm cách trung tâm xã Krông Nô (huyện Lắk) khoảng 16 km, hang đá Ba Tầng (thuộc buôn Trang Yốk, xã Krông Nô) là một danh thắng khá độc đáo, là điểm du lịch khám phá, trải nghiệm độc đáo cho du khách. Với 3 tầng đá chồng lên nhau để vào được trong hang, du khách phải vượt qua nhiều tảng đá lớn, trơn trượt, trong hang có dòng suối nhỏ chảy quanh năm, nước suối ở đây trong veo, mát rượi có thể uống ngay được.

    Bên cạnh hang đá Ba Tầng, tại đây còn có thác Ba Tầng, bắt nguồn từ một con suối chảy từ Yốk Liêng Puh Pết đổ vào nên người dân bản địa gọi đây là thác ba tầng (Đak Pei Ntâng), dòng suối này chảy về Buôn Trang Yốk (cách hang đá Ba Tầng khoảng 3km) rồi hòa vào dòng sông Krông Nô.

    Đường vào Hang đá Ba Tầng.
    Đường vào Hang đá Ba Tầng.
    Hang đá Ba Tầng nằm ở trong núi Yốk Sâm thuộc rừng phòng hộ tiểu khu 1430, địa danh này được tìm thấy vào năm 1958 do đội du kích A1 H10 phát hiện, do địa hình hiểm trở bao quanh là rừng núi, nơi đây đã trở thành căn cứ cách mạng, nơi hoạt động cách mạng của nhiều cán bộ lão thành như: Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương; cựu Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Huỳnh Văn Cần và một số đồng chí khác như: Lê Đức Thọ, Ama Oanh, Trần Lê… Đây cũng là điểm trú ẩn của nhân dân 7 buôn xung quanh hang đá khi Mỹ ném bom đánh vào căn cứ H10.

    Ông Y Mang Ntur (64 tuổi, ở buôn Trang Yốk, xã Krông Nô) cho biết: Trong thời kỳ chiến tranh, biệt kích Mỹ từ trại An Lạc thường xuyên tổ chức đi càn quét vào vùng căn cứ hang đá Ba Tầng, chúng dùng cả máy bay ném bom vào khu vực này nhưng nhờ địa thế hiểm trở, hang đá lớn, rộng nên cán bộ cách mạng và người dân buôn làng gần như không chịu thiệt hại gì lớn. Hang đá Ba Tầng trở thành chỗ dựa vững chắc cho vùng căn cứ A1 – H10. Tại các tảng đá lớn trên hang là nơi các lãnh đạo cách mạng ngồi họp bàn công việc và còn là nơi để tổ chức kết nạp Đảng.

    Trong đợt về thăm lại chiến trường xưa năm 2005, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã tặng kinh phí để làm đường từ buôn Trang Yốk vào đến chân của hang đá Ba Tầng. Tuy nhiên, do thời gian đã lâu không được duy tu bảo dưỡng nên tuyến đường này hiện đã xuống cấp dẫn đến việc vào điểm du lịch này rất khó khăn. Theo Hiệp hội Du lịch tỉnh Đắk Lắk, địa danh này còn khá ít người biết đến, tuy nhiên một số đơn vị lữ hành đã đưa du khách đến đây, đa số các khách quốc tế.

    Du khách khám phá vẻ đẹp bên trong Hang đá Ba Tầng.
    Du khách khám phá vẻ đẹp bên trong Hang đá Ba Tầng.
    Trong những năm gần đây, cùng với việc tích cực phát triển kinh tế – xã hội, chính quyền xã Krông Nô đang rất trăn trở với việc xúc tiến phát triển du lịch, đặc biệt là điểm du lịch lịch sử hang đá Ba Tầng, qua đó không những góp phần tôn tạo, quảng bá hình ảnh của địa phương mà còn tạo thêm công ăn việc làm cho đồng bào bản địa. Thời gian qua, do thiếu kinh phí nên việc quản lý khu vực này chưa được quan tâm, cơ sở hạ tầng vào khu danh thắng này đang xuống cấp, không đảm bảo an toàn cho du khách tham quan. Bên cạnh việc phát triển du lịch, chính quyền địa phương cũng hi vọng đây sẽ là địa chỉ đỏ để giáo dục truyền trống cách mạng cho cán bộ, nhân dân trên địa bàn, đặc biệt là thế hệ trẻ.

    Để quảng bá thêm các điểm du lịch mới trên địa bàn, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk cũng đã phối hợp với UBND huyện Lắk, các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành du lịch trên địa bàn tổ chức khảo sát điểm du lịch này. Qua khảo sát, ngành chức năng sẽ tiếp tục nghiên cứu kết nối điểm du lịch này vào các tour du lịch đến huyện Lắk, kết nối với các điểm du lịch trên địa bàn như: Hồ Lắk, thác Bìm Bịp… để phát triển ngành du lịch trên địa bàn.

    Đắk Lắk là địa phương có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch cộng đồng với nhiều điểm đến hấp dẫn. Nhưng do nguồn lực đầu tư còn nhiều hạn chế, công tác quảng bá, xúc tiến du lịch chưa hiệu quả nên việc kêu gọi đầu tư còn khá nhỏ lẻ.

    Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 sẽ diễn ra từ ngày 9 đến 16/3/2019, bên cạnh các hoạt động văn hóa, quảng bá còn có nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, trong đó trọng tâm là Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Đắk Lắk năm 2019. Hi vọng sau hội nghị này, sẽ có nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đến tìm cơ hội hợp tác, kinh doanh tại tỉnh trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực du lịch để góp phần thúc đẩy ngành du lịch của địa phương phát triển, trở thành điểm đến yêu thích của du khách trong và ngoài nước.

    Nguồn: Theo BaoMoi
    AEC HOTEL BANME 
    Địa chỉ: 162 Nguyễn Văn Cừ, Phường Tân Lập, TP. Buôn Ma Thuột, ĐắkLắk
    Email: info.banme@aechotels.com
    Điện thoại: 0262 390 2222 - 390 3333
    Hotline: 093 532 9679
    Website: www.aechotels.com
    Share:
    AEC Hotel Banme
    Hotline: 0935 329 679